Chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Thông thường, trẻ nhỏ khi mới sinh có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là cơ quan sinh dục của trẻ có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu nên bao quy đầu không kéo tụt xuống được. Nhưng theo thời gian khi trẻ lớn dần lên, dương vật to ra, bao quy đầu sẽ dần tách khỏi quy đầu và có thể tự tuột khỏi quy đầu khi dương vật cương.
Khi trẻ được 3 tuổi, có khoảng 10% trẻ bị hẹp bao quy đầu thật sự, bao quy đầu quá hẹp không thể tuột được khỏi quy đầu dương vật, mà chỉ có một lỗ nhỏ đủ để thoát nước tiểu ra ngoài. Dưới đây là một số hinh anh hep bao quy dau ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh nên xem để có thể nhận biết được trẻ nhà mình có bị hẹp bao quy đầu hay không.
Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Hẹp bao quy đầu hoàn toàn và bán hẹp bao quy đầu
Có hai loại hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: bao quy đầu bị hẹp hoàn toàn, chỉ chừa lại một lỗ nhỏ đủ để thoát nước tiểu ra ngoài.
- Bán hẹp bao quy đầu: bao quy đầu có để lộ ra một phần quy đầu khi dương vật cương nhưng vẫn không thể tuột khỏi quy đầu.
Hiện nay, có 4 phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ:
1. Kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày.
2. Kéo da quy đầu bằng tay kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid.
3. Tiểu phẫu nong bao quy đầu bằng dụng cụ.
4. Phẫu thuật (cắt bao qui đầu, mở rộng bao quy đầu, cắt bỏ vòng hẹp).
Hai phương pháp đầu mang tính bảo tồn, ít gây đau đớn, 2 phương pháp sau là can thiệp ngoại khoa, gây xâm lấn, khiến trẻ đau đớn và có thể đi kèm tai biến. Vì trẻ vẫn còn nhỏ nên ưu tiên các phương pháp bảo tồn, ít gây đau đớn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét