Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Xuất tinh ra máu nguy hiểm không? Đây là triệu chứng hiếm gặp khiến cho nam giới cảm thấy lo lắng về vấn đề sức khỏe của mình. Sau đây các chuyên gia Phòng khám Thiên Tâm sẽ chia sẻ những kiến thức về chứng xuất tinh ra máu ở nam giới.
Xuất tinh ra máu là hiện tượng có lẫn máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.


Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Viêm và nhiễm khuẩn: Viêm là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất, có thể là viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm túi tinh,...Các loại vi khuẩn gây viêm hay gặp như: Escherichia coli, Chlamydia, vi khuẩn gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virus.
Tắc túi tinh và các nang túi tinh: Các nguyên nhân gây căng và giãn túi tinh lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới niêm mạc.
Thủ thuật gây chấn thương: Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn.
Ung thư: Các loại ung thư thường gặp phải kể đến ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho.
Các bệnh toàn thân: Các bệnh toàn thân thường gặp là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mãn, tăng huyết áp.

Triệu chứng xuất tinh ra máu

Xuất tinh ra máu có các triệu chứng hay gặp như:
- Tiểu buốt, đau khi đi tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu.
- Đau khi xuất tinh.
- Sưng hoặc đau đớn khu vực trên cơ quan sinh dục.
- Đau lưng dưới.
- Đau bụng dưới.
Đau tinh hoàn, bìu.
- Đau, sưng ở vùng bẹn.
- Có hiện tượng sốt.

Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?

Làm giảm khả năng có con: Vì trong tinh dịch có trộn lẫn máu làm giảm chất lượng tinh trùng, gây khó khăn trong việc thụ thai và có con. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng trong máu, làm giảm khả năng sinh sản.
Xuất tinh ra máu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân đến khám và điều trị kịp thời. Bệnh càng để lâu càng gây nhiều biến chứng, gây khó khăn cho việc điều trị.
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét