Phương pháp xét nghiệm giang mai được thực hiện thế nào? Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh giang mai ban đầu như việc phát hiện những tổn thương ở bộ phận sinh dục, ở vòm họng hay xung quanh hậu môn thì người bệnh cần đến cơ sở y tế làm xét nghiệm xem mình có bị giang mai hay không.
Xét nghiệm giang mai như thế nào?
Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chỉ ra rằng, ở giai đoạn ban đầu, thực hiện xét nghiệm giang mai khá khó khăn vì triệu chứng giang mai chưa rõ ràng, nếu chẩn đoán không chính xác thì rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Ở thời kỳ này thường chỉ dùng kính hiển vi để kiểm tra, chẩn đoán bệnh từ các tổn thương để tìm xoắn khuẩn giang mai. Việc kiểm tra trên kính hiển vi là cách chẩn đoán bệnh tương đối chính xác.
Từ thời kỳ 2 trở đi, chẩn đoán bệnh tương đối dễ dàng bằng việc tiến hành xét nghiệm VDRL, RPR. Khi người bệnh đã có đủ thời gian để tạo ra kháng thể, việc chẩn đoán bằng VDRL là để thử kháng thể trong máu của bệnh nhân. Chẩn đoán bằng phương pháp này cũng để theo dõi sự đáp ứng của bệnh với việc điều trị giang mai sau này.
Ở thời kỳ 3, người bệnh có những triệu chứng liên quan đến thần kinh, thì phải tiến hành xét nghiệm dịch não tủy để tìm xoắn khuẩn giang mai.
Trong những năm gần đây, khi công nghệ phân tử sinh học phát triển, việc xét nghiệm giang mai cũng được thực hiện với kỹ thuật PCR. Bằng cách chọn lựa một chuỗi DNA của xoắn khuẩn giang mai và phóng to nó lên có thể hỗ trợ các thiết bị thăm dò và phát hiện được bệnh và tăng cao tỷ lệ chẩn đoán.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét